Truy cập nội dung luôn

 

TÍCH CỰC HƯỞNG ỨNG CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC

Chi tiết tin

Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” giai đoạn 2017-2021
14/04/2022

Ngày 14/4/2022 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Đề án “Phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025” giai đoạn 2017-2021. Tham dự hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đại diện lãnh đạo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam; Liên hiệp các Hội KHKT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty điện lực Tiền Giang, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh, Cục Thống kê; lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước, Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông; lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã Quơn Long, Tân Thuận Bình, Đăng Hưng Phước, Thanh Bình, Tân Bình Thạnh, Mỹ Tịnh An, Trung Hòa, Phú Kiết, Hòa Tịnh, Lương Hoà Lạc; đại diện nông dân vùng thực hiện Đề án; Doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua, chế biến, xuất khẩu thanh long trên địa bàn các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông.

Tính đến cuối năm 2021, diện tích thanh long trong vùng Đề án đạt 9.472 ha chiếm 97,5% diện tích thanh long toàn tỉnh, tăng 44 ha so với năm 2020, tăng 4.372 ha so với trước khi thực hiện Đề án (năm 2016 là 5.100 ha) và đạt 105,2% so với mục tiêu đến năm 2025 (Kế hoạch đến năm 2025 là 9.000 ha); sản lượng 236.899 tấn, tăng 127.240 tấn so với trước khi thực hiện Đề án (tỷ lệ 216,8%). Trong vùng Đề án cơ cấu sản xuất chủ yếu gồm: 6.687 ha thanh long ruột đỏ chiếm 70,6%, tăng 37,3% so với trước khi thực hiện Đề án; 2.662 ha thanh long ruột trắng chiếm 28,1%, giảm 38,6% so với trước khi thực hiện Đề án; 66 ha thanh long ruột tím hồng, chiếm 0,7% diện tích, tăng 0,7% so với trước khi thực hiện Đề án; 57 ha thanh long khác, chiếm 0,6% diện tích, tăng 0,6% so với trước khi thực hiện Đề án.

Qua thực hiện Đề án, người trồng thanh long được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như: lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, tưới phun mưa; phòng trừ sâu, bệnh hại bằng cách áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học, bón phân cân đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây trồng; sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện ... đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất thanh long, mang lại lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân so với trước khi thực hiện Đề án. Qua đánh giá năm 2019 nhà vườn trồng thanh long thu lợi nhuận 541 triệu đồng/ha, cao hơn trước khi thực hiện Đề án 158 triệu đồng/ha. Riêng trong năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá thanh long xuống thấp, lợi nhuận người trồng thanh long thấp hơn những năm trước khi thực hiện Đề án. Qua thực hiện Đề án góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ trong nông thôn, thu nhập bình quân hộ tăng góp phần cải thiện môi trường sống.

Tại hội nghị các đại biểu tham luận kết quả triển khai xây dựng nhà máy chế biến, các kho bãi, nhà mát, sơ chế, thương mại hóa sản phẩm thanh long; đánh giá tình hình xuất khẩu thanh long thời gian qua và đề xuất giải pháp thực hiện trong thời gian tới; kết quả nghiên cứu các tiến bộ kỹ thuật và xây dựng thương hiệu nhãn hiệu thanh long; các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác và quản lý sâu bệnh hại trên cây thanh long; tình hình thực hiện liên kết, tiêu thụ thanh long và định hướng hợp tác sản xuất, liên kết tiêu thụ thanh long tại Tiền Giang thời gian tới.

Ngọc Trí

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Album trang chủ Album trang chủ

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết Liên kết